Tại sao gọi người Hà Nội là người Tràng An
Nước ta trải qua hơn nghìn năm Bắc thuộc nên phong tục, tập quán, đặc biệt là văn hóa chịu ảnh hưởng của Trung Hoa rất nhiều.
Tại sao gọi người Hà Nội là người Tràng An
Trong sách “Hà Nội một thuở phố và người”, tác giả Nguyễn Việt Cường đưa ra giả thiết về cách gọi người Hà Nội là “người Tràng An”
Đã từ rất rất lâu, mỗi khi nói đến người Hà Nội người ta thường sử dụng mỹ từ là người Tràng An. Ngược dòng lịch sử, mảnh đất nghìn năm văn hiến Hà Nội từng có nhiều tên gọi khác nhau qua từng thời kỳ lịch sử.
Thời kỳ Bắc thuộc, các triều đại phong kiến Trung Hoa đã lấy mảnh đất này làm trị sở với tên gọi là thành Tống Bình hay phủ Tống Bình. Bố Cái đại vương Phùng Hưng khởi nghĩa thắng lợi cũng từng đóng đô ở đây vào năm 791.
Thời gian tên quan nhà Đường là Cao Biền sang cai trị nước ta (866-875) đã cho đắp một tòa thành bao quanh Tống Bình nên có tên là thành Đại La.
Năm 1010, Lý Công Uẩn dời đô từ Hoa Lư ra Đại La đã phá bỏ thành Đại La để xây dựng kinh thành mới với tên gọi là thành Thăng Long.
Năm 1225, nhà Trần thay nhà Lý vẫn định đô ở Thăng Long.
Năm 1400, Hồ Quý Ly cướp ngôi nhà Trần, lập nhà Hồ, chuyển kinh đô vào Thanh Hóa (thành Tây Đô) thì Thăng Long phải đổi thành Đông Đô, nhà Minh sang xâm lược nước ta gọi là thành Đông Quan.
Năm 1428, Lê Lợi đánh thắng quân Minh, giải phóng Đông Quan, lên ngôi lại định đô ở đây và đổi lại là kinh thành Thăng Long như thời Lý, Trần.
Năm 1802, Nguyễn Ánh diệt nhà Tây Sơn, lập ra triều đại nhà Nguyễn, chọn Huế là kinh đô. Thành Thăng Long vẫn để nguyên tên gọi nhưng thay chữ “Long” có nghĩa là rồng thành chữ “Long” có nghĩa là thịnh vượng.
Năm 1831, năm Minh Mạng thứ 12, nhà Nguyễn thành lập tỉnh Hà Nội, lấy trung tâm tỉnh là kinh thành Thăng Long của nhà Lê. Đó là thành Hà Nội triều Nguyễn.
Từ năm 1945, sau Cách mạng tháng Tám, vương triều nhà Nguyễn kết thúc, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời thì vẫn giữ nguyên tên gọi Hà Nội và là Thủ đô của nước ta đến ngày nay.
Như vậy Hà Nội chưa bao giờ có tên là Tràng An.
Việc gọi người Hà Nội là người Tràng An chưa có tài liệu nào cho biết là có từ bao giờ và giải thích chính thức tại sao lại gọi như thế.
Có khảo dị để giải thích cho sự ví von này:
Nước ta trải qua hơn nghìn năm Bắc thuộc nên phong tục, tập quán, đặc biệt là văn hóa chịu ảnh hưởng của Trung Hoa rất nhiều.
Giáo dục, thi cử, văn chương các cụ nhà ta đều dùng các điển tích, điển cố, ngạn ngữ của Trung Hoa.
Đời nhà Đường bên Trung Quốc (608-907), kinh đô đóng ở Tràng An. Suốt bốn thế kỷ, triều đại này hưng thịnh về mọi mặt, rất đặc trưng về văn hóa Hán. Triều đại phong kiến này được xem như một sự chuẩn mực cho các triều đại sau, cho nên Tràng An trở thành một mỹ từ để chỉ kinh đô, nơi mà cái gì cũng hoàn thiện, hoàn mỹ nhất kể cả là con người cũng hào hoa, thanh lịch nhất. Về mặt tính từ thì Tràng An có nghĩa là sự bình an dài lâu. Nên khi gọi Thăng Long là Tràng An, ta phải hiểu đó là một mỹ từ ẩn dụ chỉ kinh đô văn minh, hào hoa, phong nhã […].
Nguồn: Zing
98 Specials
Địa chỉ: 132 Trần Đăng Tuyển (Lô 03 A15.1), Phường Trần Nguyên Hãn, TP.Bắc Giang
Tìm hiểu về dịch vụ Viết bài PR/Quảng cáo
Tìm hiểu về dịch vụ Thiết kế Website tại Bắc Giang
Tìm hiểu về dịch vụ Review sản phẩm tại Bắc Giang
Tìm hiểu về dịch vụ Chạy quảng cáo Facebook
There are no reviews yet. Be the first one to write one.
You must be logged in to submit a review.