Giám đốc người Anh kiện CGV đòi gần 6 tỷ đồng vì bị cho thôi việc
Theo CGV, công ty đã nhận được đơn xin nghỉ việc vị trí giám đốc kinh doanh và tiếp thị của ông Benedict và đồng ý cho ông nghỉ việc từ ngày 20/1/2015.
Giám đốc người Anh kiện CGV đòi gần 6 tỷ đồng vì bị cho thôi việc
Cho rằng CGV đơn phương chấm dứt hợp đồng trái luật, ông Benedict Daniel Sullivan kiện đòi số tiền gần 6 tỷ đồng
Ngày 27/6, TAND TPHCM mở phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án tranh chấp đơn phương chấp dứt hợp đồng lao động giữa nguyên đơn là ông Benedict Daniel Sullivan (60 tuổi, quốc tịch Anh) và bị đơn là Công ty TNHH CJ CGV Việt Nam (gọi tắt là CGV Việt Nam), doanh nghiệp sở hữu cụm rạp chiếu phim lớn nhất nước.
Tranh chấp giữa hai bên đã kéo dài gần 8 năm với nhiều lần tạm ngừng và hoãn phiên tòa để thu thập thêm tài liệu, chứng cứ…
Quá trình giải quyết vụ án, bị đơn đề nghị tòa xét xử kín và đề nghị tòa án, các bên liên quan giữ bí mật tất cả thông tin vụ án (không đăng bản án lên cổng thông tin điện tử của tòa án, không cung cấp thông tin cho báo chí…).
Ngược lại, phía nguyên đơn có đề nghị xét xử công khai. Sau khi xem xét yêu cầu của các bên, HĐXX quyết định xét xử công khai.
Một điểm rạp chiếu phim CGV (Ảnh: CGV).
Theo đơn khởi kiện, ông Benedict làm việc tại CGV từ năm 2012. Từ ngày 1/1/2014, người này giữ chức vụ giám đốc kinh doanh và tiếp thị, mức lương là 4.000 USD cùng phụ cấp, tiền thưởng hoa hồng, nơi làm việc tại quận 1 – TPHCM. Hợp đồng ký đến ngày 30/4/2015.
Ông Benedict cho biết, khi công việc đang diễn ra bình thường và ông đã mang về nhiều hợp đồng có giá trị cho công ty thì ngày 7/10/2014, Tổng giám đốc CGV Dongwon Kwak bất ngờ quyết định thuyên chuyển ông sang làm giám sát sảnh của chi nhánh CGV ở quận 7.
Phía nguyên đơn cho rằng việc CGV điều chuyển ông sang vị trí mới là nhằm không phải trả tiền thưởng hoa hồng cho những hợp đồng mà ông đã mang về. Thực tế, từ thời điểm ông bị điều chuyển (13/10/2014) cho đến khi CGV ra quyết định cho thôi việc (19/01/2015), công ty không trả tiền hoa hồng, trong khi ông vẫn làm việc tại CGV.
Việc này khiến ông rơi vào tình trạng khủng khoảng tinh thần dẫn đến không đảm bảo sức khỏe và phải liên tục nghỉ việc theo chỉ định của bác sĩ.
Do đó, ngày 17/12/2014, ông Benedict gửi thư cho Tổng giám đốc Dongwon Kwak xin từ chức giám đốc kinh doanh và tiếp thị từ ngày 19/1/2015.
Tuy nhiên, ngày 20/1/2015, ông bị buộc nghỉ làm tại CGV Việt Nam mà không nhận được bất kỳ thông báo trước hay quyết định nào về việc chấm dứt hợp đồng lao động, ngoại trừ công văn về việc “chi trả cuối cùng”.
Theo ông Benedict, trên thực tế ông vẫn giữ chức giám đốc kinh doanh và tiếp thị đến ngày 19/1/2015. Việc CGV điều chuyển ông sang vị trí khác là không đúng theo thỏa thuận trong hợp đồng lao động và trái pháp luật. Hơn nữa, việc ông từ chức không đồng nghĩa với việc chấm dứt hợp đồng lao động, bởi hợp đồng lao động ghi rõ: “Trong trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động trước hạn, công ty phải thông báo cho người lao động trước 4 tháng”.
“Việc CGV chấm dứt hợp đồng lao động với tôi là trái quy định pháp luật và vi phạm thời gian báo trước khi chấm dứt hợp đồng lao động”, ông Benedict nêu trong đơn kiện. Từ đó, nguyên đơn đề nghị TAND TPHCM tuyên buộc CGV phải thanh toán cho mình tổng cộng gần 6 tỷ đồng, bao gồm: lương và trợ cấp trong 5 tháng chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật; vé máy bay hạng thương gia đến Anh; tiền hoa hồng trên doanh thu mang về cho CGV trong năm 2014; bồi thường thiệt hại do chấm dứt hợp đồng lao động….
Bị đơn cho rằng, việc chấm dứt hợp đồng lao động với ông Benedict là dựa trên yêu cầu của ông và đúng theo quy định của pháp luật; việc điều chuyển ông là do nhu cầu sản xuất kinh doanh.
Theo CGV, công ty đã nhận được đơn xin nghỉ việc vị trí giám đốc kinh doanh và tiếp thị của ông Benedict và đồng ý cho ông nghỉ việc từ ngày 20/1/2015. Ngày 13/2/2015, công ty đã thanh toán toàn bộ các khoản tiền lương, phụ cấp và hoa hồng cho ông này tính đến ngày nghỉ việc.
Theo bị đơn, việc ông Benedict cho rằng “từ chức chứ không phải chấm dứt hợp đồng lao động” là không đúng, bởi thời điểm xin từ chức, ông “hiểu và ý thức được là xin nghỉ việc” nên đã ký vào biên bản bàn giao công việc và tài sản cho công ty. Từ đó, CGV không chấp nhận các khoản yêu cầu bồi thường của nguyên đơn vì không có cơ sở.
Nguồn: Dân trí
98 Specials
Địa chỉ: 05 ngõ 650 Xương Giang, Phường Xương Giang, TP.Bắc Giang
Tìm hiểu về dịch vụ Viết bài PR/Quảng cáo
Tìm hiểu về dịch vụ Thiết kế Website tại Bắc Giang
Tìm hiểu về dịch vụ Review sản phẩm tại Bắc Giang
Tìm hiểu về dịch vụ Chạy quảng cáo Facebook
There are no reviews yet. Be the first one to write one.
You must be logged in to submit a review.